KHÔNG PHẢI CỨ MUỐN LÀ TRỞ THÀNH NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ!

KHÔNG PHẢI CỨ MUỐN LÀ TRỞ THÀNH NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ!
Chính sách & Pháp luậtThứ ba, 28/1/2014 17:14 GMT+7
Bài viết tiếp theo phản ánh vụ Công an vây bắt bạc bị đánh trọng thương ở Hải Phòng.

http://tamnhin.net/…/Khong-phai-cu-muon-la-tro-thanh-nguoi-…

Giám đốc xí nghiệp Đình Vũ khẳng định “không có chuyện chửi bới, đánh trọng thương” các chiến sĩ

Những ngày qua ông Vũ Văn Kết (43 tuổi – Giám đốc xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Đình Vũ) – người bị coi là đã chửi bới, kích động khoảng 20 con bạc chống lại 03 chiến sỹ công an huyện Tiên Lãng đi bắt bạc đã gửi đơn lên nhiều cơ quan chức năng đề nghị làm rõ thông tin trên.

Ông Kết cho biết, đúng là có việc nổ súng tại xí nghiệp, nên chúng tôi buộc phải đề nghị niêm vỏ đạn bắn tại xí nghiệp là do súng nào bắn ra, chứ không phải cơ quan chức năng yêu cầu trước. Mục đích của việc này là chúng tôi cẩn thận để làm rõ nhằm tránh việc nghi ngờ tại xí nghiệp có người tàng trữ trái phép vũ khí.

Ông Kết giải thích: “Các trang thông tin đưa tin tôi chửi bới các chiến sĩ công an, nhưng tôi tự tin khẳng định tôi không chửi bới, thóa mạ và lao vào đánh các chiến sĩ ngày hôm đó. Vì nếu có băng ghi hình lại cảnh bắt bạc với những phát ngôn trực tiếp và hành động đánh người như đã nêu thì tôi đã bị đưa lên cơ quan công an ngay trong đêm đó rồi”.

Mặt khác, trong tất cả các khách mời, nhân viên của tôi ngày tất niên hôm đó qua rà soát mọi người đều đang ở nhà. Tuy nhiên, khi biết thông tin có 3 chiến sỹ đi dẹp việc đánh bạc được cho là xảy ra tại xí nghiệp Đình Vũ bị đánh “dã man, trọng thương”, dù chưa biết độ chính xác đến đâu tôi đã nhờ người nhà đi hỏi xem các chiến sỹ nằm điều trị ở đâu để đến thăm hỏi sức khỏe.

Song đáng tiếc là tôi cũng chưa biết được các chiến sỹ này nằm điều trị ở đâu nữa. Không những vậy, đến giờ phút này (28/1/2014), chưa có một cơ quan nào đến cơ quan tôi để xác minh thông tin về việc đánh bạc và chống người thi hành công vụ như một số thông tin nêu tôi là người tổ chức, kích động, khiến sự việc cứ rối tinh lên.

Sự việc đang rơi vào im lặng, ai là người chịu thiệt thòi?

Thế nhưng, các cụ xưa có câu “không có lửa làm sao có khói”, nếu không có một tý gì về việc đuổi đánh thì liệu có việc thông tin cho người không làm được không?

Tamnhin.net đã phỏng vấn Luật sư Lê Thị Oanh – Văn phòng Luật sư Huỳnh Nam – Đoàn Luật sư Hà Nội thì được Luật sư cho rằng: Các cụ nói cũng có lý. Nhưng với công nghệ hiện đại ngày nay việc tạo ra khói trên sân khấu, kỹ sảo điện ảnh còn mù mịt, kỳ ảo hơn khói thật bốc lên từ đám cháy gấp hàng trăm lần mà có phải là thật đâu. Là giả đấy chứ. Vì vậy, nếu chỉ nhìn khói mà cho là có lửa cháy là không chắc mà phải phân tích các dữ kiện của nó để tìm ra bản chất sự việc.

+) Phóng viên: Thế nhưng, vụ việc này trong biên bản vụ việc ban đầu do Đồn Biên phòng và công an xã lập ra, thì có tiếng súng, có người mặc quần áo màu xanh và có người làm tại xí nghiệp đuổi theo đấy chứ? Giả sử đúng là ba chiến sỹ công an mà thông tin cho rằng đi vây bắt bạc bị đánh trọng thương thì sao? Lúc này xí nghiệp phải chịu trách nhiệm chứ?

-Luật sư Lê Thị Oanh: Mọi hành vi chống người thi hành công vụ về mặt nguyên tắc đều phải xử lý. Tuy nhiên, để xác định hành vi chống đối có phải là chống người thi hành công vụ, lại phải xác định rõ xem người đó có phải đang thực thi công vụ không? Việc thực thi công vụ này phải là công vụ có thật và đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định.

Tức là đảm bảo về mặt nội dung cũng như hình thức. Nếu anh đang thực thi công vụ mà không đúng trình tự, thủ tục, các bước pháp luật quy định bắt buộc phải thực hiện để thực thi công vụ đó, thì cũng không được coi là đang thi hành công vụ. Lúc này nếu người thực thi công vụ sai quy trình đó bị chống đối thì hành vi chống đối này không bị xem là hành vi chống người thi hành công vụ.

Trở lại với vụ việc cụ thể phóng viên hỏi, giả sử 03 chiến sỹ này có tên trong danh sách phân công đi bắt bạc thật, nhưng khi thi hành công vụ buộc chiến sỹ mặc thường phục, không đeo thẻ, đội mũ ngành phải xưng danh, rút thẻ chứng minh mình là công an đang thi hành công vụ để yêu cầu các đối tượng đứng yên, không được chống đối thì mới đúng.

Nếu anh vào cơ quan người ta mà lén lút, không xuất trình giấy tờ, không xưng danh là Công an đang làm nhiệm vụ thì những người trong Xí nghiệp không thể biết đó là người đang thi hành công vụ để hợp tác. Và khi bị đuổi đánh, ra khu văn phòng bảo vệ hỏi các chiến sỹ vẫn bỏ chạy không xưng danh, xuất trình giấy tờ thì không thể nói là thi hành công vụ với người dân được. Vì sai quy trình thực hiện công vụ rồi. Trường hợp này không may mà bị đánh thì cố mà chịu, không bắt đền người dân được đâu. Nếu cố dùng quyền lực ép dân là lạm quyền và sai pháp luật.

Phóng viên: Xin cảm ơn Luật sư!

Kim Kiều

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *