HÀNG NGHÌN NGƯỜI DÂN LÀNG MỄ TRÌ HẠ PHẢN ĐỐI VIỆC THU ĐẤT ĐƯỜNG RƯỚC THÁNH:

HÀNG NGHÌN NGƯỜI DÂN LÀNG MỄ TRÌ HẠ PHẢN ĐỐI VIỆC THU ĐẤT ĐƯỜNG RƯỚC THÁNH:

XÃ HỘI
Chủ nhật, 27/4/2014 10:34 GMT+7
http://tamnhin.net/…/Hang-nghin-nguoi-dan-lang-Me-Tri-Ha-ph…

Phải nhớ, đường rước Thánh là “Long mạch” của làng, phải giữ lấy thì làng mới thịnh vượng, kiêu hùng. Nếu đứt “Long mạch” thì con cái học hành không đỗ đạt, làm ăn lụn bại, sức khỏe nhược, nhiều dịch bệnh… làng sẽ suy vong.

Các cụ ngàn đời nay đã truyền dạy như vậy rồi nên chúng tôi không thể cho “ai” lấy đường rước Thánh của làng làm “của riêng” mình được – nhiều cụ già đã nói như vậy.

Đừng chạm vào “Long mạch” của làng

Đây là lý do vì sao hàng trăm cụ bà, các vãi tuổi đã ngót 80 của làng Mễ Trì Hạ “quyết tâm” dựng bàn thờ, tổ chức cúng lễ, căng bạt ngồi cầu Thánh phù hộ, cũng như chờ câu trả lời của chính quyền về việc trả lại con đường rước Thánh cho làng trước cổng UBND phường Mễ Trì Hạ – quận Nam Từ Liêm – Hà Nội, diễn ra hơn 01 tháng nay.

Tiếp xúc với phóng viên tại Miếu thờ Đức Thánh Bản Thổ, nhiều cụ già nói, người dân làng Mễ Trì vốn có truyền thống yêu nước. Làng có hơn 1500 hộ gia đình cũng vừa được công nhận là Làng văn hóa. Từ trước tới nay, người dân trong làng luôn chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chưa bao giờ có điều tiếng gì xảy ra. Mặc dù làng bị thu hồi rất nhiều đất để thực hiện các dự án như Trung tâm hội nghị Quốc gia, dự án đô thị Sudico sông Đà… đến nỗi làng có 05 đường vào thì đã bị thu hồi đất, làm biến mất 03 đường, dù không hài lòng, song người dân vẫn cố gắng đồng tình ủng hộ.

Vì các dự án này dù sao cũng tôn trọng vốn di tích lịch sử lâu đời của người dân. Thế nhưng, việc thu hồi đất bán cho Công ty điện lực Hà Nội làm dự án điều hành phục vụ kinh doanh, không phải là mục đích công mà lại không tôn trọng lịch sử tâm linh, chặt đứt “Long mạch” của làng thì không người dân nào có thể chấp nhận được.

Nhiều cụ già của làng như cụ: Đỗ Quang Nhân (80 tuổi), Nguyễn Thị Bùi (76 tuổi), Nguyễn Hữu Thường (75 tuổi), Đỗ Thị Ngân Hương (75 tuổi), Thái Thị Ngân (75 tuổi), Nguyễn Thế Truy (72 tuổi)… cho biết, lịch sử các cụ truyền lại thì làng Mễ Trì Hạ có lịch sử hình thành đến nay đã hàng ngàn năm. Qua các triều đại, làng đã được phong tới 36 đạo sắc vì có nhiều công trạng. Từ thửa khai dựng, làng các bậc tiền nhân đã xem phong thủy, thế đất và giữ tạo tứ trấn của làng cùng 03 “Long mạch” từ xuất phát điểm trung tâm là Đình Thần Thổ Hoàng Làng hay còn gọi là Đình Mễ Trì Hạ – Di tích lịch sử văn hóa được Bộ văn hóa, thông tin và thể thao công nhận theo Quyết định số 490/VHQĐ ngày 22/4/1992 – vào sổ Danh mục di tích lịch sử văn hóa số 1017.

Hàng năm, nghi lễ tế, rước Thánh bắt đầu từ Đình này đi theo 03 con đường tới 03 Miếu là: Miếu Đức Thánh Đầm – coi sóc thủy đầm, Miếu Đức Thánh Bản Thổ – coi sóc đất ở của dân làng và Miếu Đức Thánh Cả – coi sóc bài vị. Con đường mà dân làng đang đòi giữ lại không cho “bán” là đường đi ra Miếu Đức Thánh Cả và nó cũng là đường đi vào Miếu Đức Thánh Bản Thổ. Không những vậy, từ xưa đến nay, đoạn đường này cũng là cổng phía Tây (một trong bốn cổng – tứ trấn) của làng, tập trung đến một nửa người dân của bốn xóm đều đi vào làng qua đoạn đường này. Nên con đường có thể nói là cổng chính để đi vào làng, cũng là con đường rước Thánh tỏa ra nhiều chùa khác trong làng.

Như vậy, xét về mặt địa linh, dân sinh thì con đường này là không thể thiếu và không thể thay đổi đối với vùng đất làng Mễ Trì Hạ được.

Lấy đất dâng “ông tướng” nào mà to hơn cả Quốc hội, Chính phủ như vậy?

Để minh chứng, các cụ già dẫn phóng viên tới mục sở thị 03 đường vào của làng đã bị thay đổi, thậm chí cổng làng xây to đẹp cũng bị bịt lại, đường đi vào làng của dân bây giờ cũng phải đi nhờ và theo giờ của khu đô thị.

Tại Miếu thờ Đức Thánh Cả hiện đã nằm trong khu đô thị Sudico Sông Đà phát triển kinh tế, nhưng đường đi – rước Thánh – tồn tại bao đời nay của người dân vẫn được phía công ty giữ nguyên và tôn tạo, xây dựng khang trang thành đường trong khu đô thị và không bị cản trở bởi cổng ra vào, để người dân có thể dễ dàng thực hiện tín ngưỡng của mình.

Tương tự, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia – nơi có Miếu thờ Đức Thánh Đầm cũng vậy. Nhà nước khi thu hồi đất để thực cũng chỉ thu hồi đất của người dân, còn đường rước Thánh – “Long mạch” của làng thì vẫn giữ nguyên và xây dựng khang trang, cắn cờ phướn lộng lẫy. Thậm chí Nhà nước còn tạo hồ, núi thế rồng cuộn, hổ ngồi chầu bên Đức Thánh thêm uy nghị phù thịnh cho người dân.

“Cùng là “Long mạch” của làng chúng tôi, nhưng các dự án do Quốc hội, Chính phủ phê duyệt còn phải tôn trọng lịch sử của làng. Vậy thì, “ông” Công ty điện lực thành phố Hà Nội là “ông trời” nào mà bất chấp lịch sử, chặn cả “Long mạch” làng chúng tôi như vậy? Có phải là “ông con” của UBND thành phố lại to hơn cả Quốc hội và Chính phủ chăng?” – cụ Nhân bức xúc nói.

(Bài 2: Chủ tịch UBND phường nên nghỉ việc đi)

D.Thưởng – T.ANH

Không có văn bản thay thế tự động nào.
Không có văn bản thay thế tự động nào.
Không có văn bản thay thế tự động nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *