Vụ án “Huỷ hoại tài sản” tại huyện Từ Liêm, Hà Nội: Xử 3 năm không xong

Pháp luật

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/phap-luat/vu-an-huy-hoai-tai-san-tai-huyen-tu-liem-ha-noi-xu-3-nam-khong-xong.html13:35 | 30/12/2008

Vụ án “Huỷ hoại tài sản” tại huyện Từ Liêm, Hà Nội: Xử 3 năm không xong

Hành vi phạm tội của bị cáo rõ ràng như vậy, thế nhưng để có được kết luận, chị Bưởi đã chạy ngược chạy xuôi nhiều lần gửi đơn tới cơ quan chức năng. Mãi tới ngày 23/9/2006 – tức là sau hơn 10 tháng kể từ khi hành vi phạm tội xảy ra – vụ án mới được khởi tố. Việc xử án lại còn phức tạp, vòng vo hơn. Vì vụ án phải hoãn xét xử tới 5 lần và toà trả hồ sơ điều tra bổ sung tới 3 lần. Còn người bị hại cứ “đến hẹn lại lên” nhận được giấy triệu tập của toà thì tất tưởi bỏ việc mưu sinh năm lần bảy lượt chạy lên chốn công đường ngồi chơi cho hết buổi rồi… ra về.

Theo Luật sư Huỳnh Phương Nam – Trưởng Văn phòng LS Huỳnh Nam, Đoàn Luật sư Hà Nội: “Chiểu theo Khoản 2, Điều 176 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì thẩm phán Chủ toạ phiên toà đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì không thể đồng thời ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung luôn. Trường hợp này, Chủ toạ phải mở phiên toà để xác định rõ những vấn đề cần điều tra bổ sung trước đã rồi ra quyết định sau. Việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung tới ba lần cũng là vi phạm nghiêm trọng về mặt tố tụng vì theo Khoản 2 điều 121 BLTTHS thì VKS hoặc Toà án chỉ được trả không quá hai lần”.

Chị Bưởi rất bức xúc: “Tôi cảm thấy toà rất coi thường người dân. Họ đã 5 lần triệu tập tôi ra toà để xét xử vụ án. Nhưng khi tôi tới hầu tòa thì lần nào phòng xử cũng vắng tanh, chẳng thấy mặt bị cáo đâu. Không ai cho tôi biết việc phiên toà hoãn cả. Chỉ khi tôi chạy đi hỏi thì mới biết để đi về. Có vẻ như họ coi tôi là người không hiểu biết pháp luật nên không cần phải làm đúng theo luật thì phải(?). Cụ thể là, trong một số giấy triệu tập tôi không thấy ghi tên cả thẩm phán và thư ký xét xử phiên toà. Thậm chí, thẩm phán phụ trách vụ án đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử rồi lại ngang nhiên cho hoãn luôn để ra quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Ngay như tôi có đơn khiếu nại việc thay đổi thẩm phán mà không thông báo cho người bị hại biết, họ cũng “bỏ qua”, không thèm trả lời!”.

Theo Luật sư Huỳnh Phương Nam – Trưởng Văn phòng LS Huỳnh Nam, Đoàn Luật sư Hà Nội: “Chiểu theo Khoản 2, Điều 176 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì thẩm phán Chủ toạ phiên toà đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì không thể đồng thời ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung luôn. Trường hợp này, Chủ toạ phải mở phiên toà để xác định rõ những vấn đề cần điều tra bổ sung trước đã rồi ra quyết định sau. Việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung tới ba lần cũng là vi phạm nghiêm trọng về mặt tố tụng vì theo Khoản 2 điều 121 BLTTHS thì VKS hoặc Toà án chỉ được trả không quá hai lần”.

Vụ án xảy ra đã 3 năm, nhưng việc truy tố, xét xử vẫn dậm chân tại chỗ khiến dư luận nghi ngờ về sự thiếu minh bạch của cơ quan tiến hành tố tụng. Nhất là cách đây hơn hai tháng, hồ sơ điều tra bổ sung đã được chuyển nhưng VKSND huyện lại không ra cáo trạng để chuyển sang cho toà xét xử dù khoản 1, điều 166 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định rõ trường hợp này thời hạn ra cáo trạng không quá 20 ngày.

Chị Bưởi cho biết: “Việc trả hồ sơ vô tội vạ và trì trệ trong xét xử vụ án của cấp huyện khiến người dân mất lòng tin. Tôi đã viết đơn kiến nghị TAND TP Hà Nội về việc này. Có lẽ phải tìm “Bao Công cấp trên” thì việc xử án mới đảm bảo tính khách quan và sự nghiêm minh của pháp luật. Qua đó trả lại sự công bằng cho gia đình tôi”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *