THU ĐẤT LÀNG MỄ TRÌ HẠ CÓ ĐÚNG PHÁP LUẬT?

THU ĐẤT LÀNG MỄ TRÌ HẠ CÓ ĐÚNG PHÁP LUẬT?
Chính sách & Pháp luậtThứ tư, 30/4/2014 7:05 GMT+7
http://tamnhin.net/…/Thu-dat-lang-Me-Tri-Ha-co-dung-phap-lu…

Sau nhiều năm đề nghị phường cho dân được tự tu sửa, nâng cấp đường rước Thánh, thế nhưng người dân chỉ nhận được lời hứa suông từ chính quyền địa phương.

>>> Thu đất làng Mễ Trì Hạ: “Chính quyền quá vô cảm!”

>>> Hàng nghìn người dân làng Mễ Trì Hạ phản đối việc thu đất đường rước Thánh:

Đường rước Thánh đã xuống cấp trầm trọng, hàng năm tổ chức lễ hội, dân làng xấu hổ với khách thập phương về dự, không thể chờ “nhà nước và nhân dân cùng làm”, được sự đồng thuận của toàn dân làng, các cụ bà, các vãi đã quyên góp tiền để “nhân dân tự làm đẹp mặt mình”, thì “té ngửa” khi được UBND phường cho biết, con đường này đã không còn là của người dân từ 07 năm nay rồi.

Quyết định thu hồi đất giấu mặt

Người thu hồi là UBND thành phố Hà Nội và người được giao sử dụng đất là Công ty điện lực thành phố Hà Nội. Quyết định mang số hiệu 3721/QĐ-UBND ngày 20/9/2007, do Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Hồng Khanh ký.

Theo đó, con đường rước Thánh của làng Mễ Trì Hạ nằm trong diện tích dự tính xây Nhà điều hành sản xuất điện lực Từ Liêm. Điều đáng nói là trong tổng số 5.428m2 đất thu hồi thì có tới 2.260m2 đất UBND thành phố cho Công ty điện lực Hà Nội thuê để làm đường sử dụng chung, với hình thức thu thuế hàng năm. Theo sơ đồ phác họa thửa đất thì con đường chung này được thiết kế cạnh Nhà điều hành với mặt cắt rộng tới 15m.

Căn cứ để ban hành quyết định này là Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Mặc dù, con đường rước Thánh bị thu hồi, dù là đường công song do người dân trong làng góp tiền xây dựng. Thế nhưng, khi thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng lúc nào người dân hoàn toàn không hay. Mãi ngày 27/3/2014, sau khi người dân tự sửa chữa con đường này và bị chính quyền phường ngăn cản thì tại cuộc họp với dân, quyết định thu hồi đất trên mới “lòi” ra.

Thu hồi đất sai luật

Một Luật sư của Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, quyết định và quá trình thu hồi đất như trên là có vấn đề.

Thứ nhất: Quyết định ký không đúng thẩm quyền.

Vì theo quy định tại Điều 44 Luật Đất đai về “Thẩm quyền thu hồi đất” và Điều 126, 127 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thì việc ký quyết định thu hồi đất thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thành phố, việc này không thể uỷ quyền cho Phó chủ tịch ký thay được.

Thứ hai: Đường rước Thánh bị thu là con đường trước mặt Miếu thờ Thần Bản Thổ – là một bộ phận của cụm Di tích văn hóa – lịch sử của làng Mễ Trì Hạ. Theo quy định tại Luật Di sản văn hóa (2001) thì khu vực bảo vệ di tích gồm khu vực bảo vệ I và II. Việc thu hồi đất liên quan đến di tích mà không căn cứ vào Luật di sản văn hóa để xác định có vi phạm vùng bảo vệ không, để từ đó xin ý kiến chấp thuận của cơ quan chức năng là không đúng với Điều 32 Luật Di sản Văn hóa.

Thứ ba: Quyết định cho Công ty điện lực thuê 2.260m2 đất thu tiền hàng năm để làm đường đi chung mà không xác định hình thức sử dụng chung nào, theo phần gồm những ai chung, hay sử dụng chung cộng đồng là nội dung mập mờ và không đúng luật. Vì nếu đường sử dụng chung cộng đồng thì công ty không có nghĩa vụ phải trả tiền thuê đất hàng năm cho cộng đồng đi.

Nếu sử dụng chung cho những người cán bộ sử dụng nhà điều hành thì diện tích đường này thuộc kết cấu sử dụng đất của dự án thuộc đất xây dựng nhà điều hành. Tuy nhiên, giả thiết là đường nội bộ khó xảy ra vì diện tích đường trên là con đường sát khu nhà điều hành dự định xây. Nếu con đường này được tạo ra, thì Khu nhà điều hành sản xuất điện lực Từ Liêm sẽ có 04 mặt tiền, là một vị trí đắc địa cho kinh doanh chứ không cần thiết cho một khu nhà hành chính.

Thứ tư: Việc thu hồi đất diễn ra từ năm 2007 những mãi năm 2014, sau 07 năm người dân bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất mới biết có việc này là vi phạm Điều 52 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ. Theo đó, ngay từ khi chuẩn bị thu hồi đất, UBND huyện Từ Liêm và UBND xã Mễ Trì (nay là UBND phường Mễ Trì và UBND quận Nam Từ Liêm – Hà Nội) đã phải công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch thu hồi đát để người dân biết và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Việc bưng bít thông tin thu hồi đất như trên thì người dân có quyền đặt vấn đề về việc thu hồi đất khuất tất. Nhất là đất đã được thu hồi 07 năm nay, nhưng công trình xây dựng theo quy định là Khu nhà điều hành chưa được xây dựng mà bỏ đất hoang. Đây cũng thuộc trường hợp phải thu hồi lại đất theo quy định pháp luật.

Duy Thưởng

Không có văn bản thay thế tự động nào.
Không có văn bản thay thế tự động nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *