THỦ TỤC NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ NƯỚC NGOÀI ỦY QUYỀN CHO ĐỒNG THỪA KẾ

Câu hỏi:

“Theo di chúc của mẹ tôi lập vào tháng 02 năm 2017 (có công chứng), ba anh em tôi được thừa kế chung ngôi nhà của mẹ tôi. Đầu tháng 3/2017 mẹ tôi qua đời. Do một trong ba anh em tôi là Nguyễn Quốc M hiện đang cư trú ở Mỹ, chưa thể về Việt Nam được. Qua thư tín, điện thoại, Nguyễn Quốc M cho biết muốn giao phần thừa kế của mình theo di chúc cho anh em tôi ở trong nước gìn giữ, bảo quản và tiến hành các thủ tục pháp lý liên quant hay cho M cho đến khi M về nước.

Chúng tôi xin hỏi:

Để thực hiện nguyện vọng nêu trên Nguyễn Quốc M, chúng tôi phải làm gì?”

Trả lời:

Theo quy định của Bộ luật dân sự, ông M có thể ủy quyền cho người khác ở Việt Nam thay mặt ông thực hiện việc thỏa thuận với các đồng thừa kế nhận và quản lý phần thừa kế này, tiến hành các thủ tục sang tên thừa kế theo quy định của pháp luật thông qua Hợp đồng ủy quyền hoặc Giấy ủy quyền.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng năm 2014 quy địnhTrong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồngủy quyền”.  Việc thực hiện theo hợp đồng ủy quyền, phải công chứng chữ ký ở cả hai quốc  gia là rất phức tạp.

Vì vậy nếu thực hiện thông qua giấy ủy quyền thì chỉ cần chữ ký của anh M và làm thủ tuc công chứng tại cơ quan đại diện của Việt Nam tại Mỹ.

Về việc công chứng, chứng thực hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền Khoản 1  Điều 78 Luật Công chứng năm 2014 quy định:

“Điều 78. Việc công chứng của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài

  1. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và cáchợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam.”

Vì vậy việc ông M ủy quyền cho người khác thay mặt mình tiến hành các thủ tục liên quan đến việc nhận, quản lý di sản hoăc thỏa thuận với các đồng thừa kế… không thuộc trường hợp mua bán, chuyển đổi, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản ở Việt Nam nên thuộc thẩm quyền công chứng của Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc Đại Sứ Quán của Việt Nam tại Mỹ.

Ngoài ra, các thành viên trong gia đình ông có thể truy cập vào Website của Bộ ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: https://www.mofa.gov.vn/ để tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *