TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

Tôi xin hỏi:
Viêc tôi từ chối nhận di sản thừ
Câu hỏi:
“Theo di chúc của mẹ tôi lập ngày 02 tháng 01 năm 2017, có chứng nhận của Công chứng Nhà nước, sáu chị em chúng tôi được thừa hưởng bằng nhau ngôi nhà của mẹ tôi. Khi mẹ tôi còn sống, vào tháng 2 năm 2017, tôi đã đồng ý chuyển nhượng cho một người em dâu phần nhà được thừa kế của mình (chỉ là giá trị tiền chưa có sự phân chia ranh giới, diện tích cụ thể) và tôi đã lập giấy từ chối nhận phần thừa kế này.
Đầu tháng 3 năm 2017 mẹ tôi mất. Trong khi các đồng thừa kế chúng tôi chưa thỏa thuận thống nhất được với nhau về việc phân chia di sản nêu trên do mẹ tôi để lại vì có một số người muốn dùng làm nhà Tổ thờ cha mẹ thì người em dâu của tôi nêu trên đã tự ý chở vật liệu xây dựng để tiến hành xây dựng, ngăn chia ngôi nhà này gây nên tranh chấp, mâu thuẫn, mất đoàn kết trong gia đình.
a kế và chuyển nhượng phần thừa kế của mình ghi trong di chúc như vậy có đúng pháp luật không?
Việc tranh chấp trong gia đình tôi nên giải quyết như thế nào. Nếu không tự giải quyết được thì pháp luật sẽ giải quyết ra sao?”
Trả lời:
Theo nội dung đơn bà hỏi, căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin trả lời bà như sau:
Khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS) quy định: “Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.”
Khoản 1 Điều 161 BLDS quy định: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết”.
Điều 614 BLDS quy định: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”.
Điều 620 BLDS quy định về từ chối nhận di sản:
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Theo di chúc của mẹ bà lập vào tháng 1 năm 2017, bà là người được hưởng một phần ngôi nhà. Thế nhưng chỉ đến khi mẹ bà qua đời, tháng 3 năm 2017 – mới là thời điểm mở thừa kế. Lúc này di chúc mới có hiệu lực pháp luật và những người thừa kế mới có quyền được hưởng thừa kế theo nội dung di chúc hoặc từ chối nhận di sản.
Vào thời điểm tháng 2 năm 2017, khi mẹ bà còn sống, tức là di chúc chưa có hiệu lực pháp luật thì bà vẫn chưa có quyền hưởng thừa kế tài sản của mẹ bà, tức là chưa có quyền sở hữu với phần tài sản sẽ được hưởng ghi trong di chúc cũng như chưa có quyền từ chối nhận tài sản đó. Vì vậy, bà không có quyền định đoạt (bán, cho, tặng…) với phần tài sản đó.
Hơn nữa theo quy định tại điều 614 BLDS thì khi chưa mở thừa kế Bà chưa có quyền và nghĩa vụ đối với tài sản mà mẹ bà để lại. Việc từ chối nhận di sản của Bà không có giá trị pháp luật; đồng thời việc bà và người em dâu thỏa thuận chuyển nhượng một phần nhà theo di chúc khi mẹ bà còn sống là trái pháp luật.
Điểm c khoản 1 Điều 117 BLDS quy định một trong các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực:  “Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”.
Điều 131 BLDS quy định Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Theo các quy định nêu trên, vì việc bà và em dâu bà giao dịch chuyển nhượng một phần nhà (theo di chúc khi mẹ còn sống) là trái pháp luật nên giao dịch đó vô hiệu và không phát sinh quyền cũng như nghĩa vụ giữa các bên với nhau
Cũng chính vì vậy, người em dâu không có quyền tự ý xây dựng, ngăn chia ngôi nhà nếu không có sự thống nhất của các đồng thừa kế với ngôi nhà này. Mặt khác, việc xây dựng không phép cũng là hành vi trái pháp luật. Trong trường hợp không thỏa thuận với nhau thì một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo các quy định pháp luật nêu trên.
Vì vậy, chúng tôi khuyên gia đình bà nên có sự thỏa thuận phân chia thống nhất với nhau để gìn giữ tình cảm gia đình. Và nếu bà vẫn đồng ý chuyển nhượng cho người em dâu phần thừa kế của mình thì vợ chồng người em dâu có thể gộp một phần được thừa kế (của chồng) và phần do bà đồng ý chuyển nhượng vào làm một để tiện sử dụng, phần còn lại dùng làm nhà Tổ theo ý nguyện của các đồng thừa kế.
Vậy chúng tôi trả lời để bà biết! Chúc gia đình bà hòa giải đạt kết quả tốt đẹp!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *